CLip toàn cảnh điểm du lịch
Mở cửa: 7:00 SA - Đóng cửa: 6:00 CH
Địa chỉ: Xã Bình Đức, Huyện Châu Thành, Tỉnh Tiền Giang
Trung tâm nuôi trồng nghiên cứu chế biến dược liệu, Cục Hậu cần, Quân Khu 9 còn có tên gọi là Trại rắn Đồng Tâm được được thành lập ngày 27/10/1977, xây dựng trên vành đai Bình Đức, nơi nhiều bom mìn, thép gai, của Mỹ - Ngụy để lại sau chiến tranh. Ở địa bàn ấp Tân Thuận B, xã Bình Đức, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Cách Thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang khoảng 9 km về hướng tây trên bờ Tây sông Tiền.
Trung tâm có nhiệm vụ: Nghiên cứu khoa học; cấp cứu và điều trị rắn độc rắn; nuôi trồng cây, con thuốc bảo tồn nguồn gen các loại dược liệu quí hiếm trên cạn; sản xuất thuốc y học dân tộc; kết hợp với du lịch sinh thái khoa học độc đáo. Hơn 45 năm qua, Trung tâm đạt nhiều thành quả trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và phục vụ nhân dân như:
Công tác nghiên cứu khoa học: Là một đơn vị có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, từ năm 1998 đến nay, Trung tâm thực hiện nhiều đề tài cấp bộ, nhiều công trình dự án cấp nhà nước và nhiều dự án khoa học khác.
Năm 2023, Trung tâm đã được Cục Quản lý dược, Bộ Y tế đánh giá thực tế tại cơ sở và cấp giấy chứng nhận GMP mới. Tổ chức nghiệm thucấp Bộ Quốc phòng thực hiện dự án đầu tư cấp Bộ Quốc phòng “Tăng cường năng lực Phòng thí nghiệm nghiên cứu bào chế nam dược”; tiếp tục triển khai thực hiện đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu bào chế, đánh giá tác dụng chống viêm, giảm đau của kem Cobratofor từ nọc rắn hổ mang”; tham gia chương trình Khoa học và công nghệ với Viện Y học cổ truyền Quân đội thực hiện nhiệm vụ cấp Bộ Quốc phòng “Nghiên cứu xây dựng vườn cây thuốc mẫu trong Quân đội nhằm phục vụ công tác bảo tồn, đào tạo, huấn luyện, nghiên cứu khoa học chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân”; tiếp tục thực hiện nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen rắn hổ mang đất, hổ mang chúa năm 2023 và những năm tiếp theo.
Khoa điều trị rắn cắn: Khoa cấp cứu và điều trị rắn độc cắn khi bệnh nhân đến khám và thu dung điều trị, đây là nhiệm vụ "đặc biệt", đội ngũ y, bác sĩ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong chẩn đoán cấp cứu và điều trị. Hàng năm, Khoa tiếp nhận cấp cứu trên 1.200 ca bị rắn cắn, trong đó, trên 76% bị rắn độc cắn. Tất cả điều trị khỏi bệnh, không có trường hợp tử vong.
Thực hiện nhiệm vụ nuôi trồng dược liệu: Công tác nuôi trồng dược liệu và cải thiện vườn thuốc nam luôn được chăm sóc chu đáo. Bởi đây không chỉ là nguyên liệu sản xuất thuốc mà còn giúp khách tham quan du lịch hiểu thêm giá trị hữu ích về các loài cây, con thuốc xung quanh chúng ta. Chú trọng công tác phát triển bầy đàn và bảo tồn động vật hoang dã cũng là mục tiêu hướng đến; nhất là các loài rắn, thú mới lạ thuộc danh mục quý hiếm cần được bảo vệ.
Công tác Sản xuất thuốc Y học dân tộc: Trung Tâm có một Xưởng chế biến thuốc y học cổ truyền đạt tiêu chuẩn GMP để sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ rắn, trăn như: Cao trăn, cao rắn có tác dụng chữa các bệnh thoái hóa khớp ở người lớn tuổi nhức mỏi xương khớp, suy nhược thần kinh, kém ăn mất ngủ ở người già. Mỡ trăn có tác dụng chữa bỏng, nứt nẻ. Rượu bình tam xà nhất điểu, ngũ xà nhị điểu, thất xà tam điểu… chữa suy nhược thần kinh, kém ăn mất ngủ nhức mỏi xương khớp ở người lớn tuổi. Mật ong nguyên chất có tác dụng bồi bổ cơ thể. Thuốc Cobratoxan là thuốc kem xoa ngoài da có tác dụng chữ viêm xương khớp, nhức mỏi do thoái hóa khớp, đau mỏi cơ bắp khi chơi thể thao. Hoạt chất của thuốc là nọc rắn hổ.
Công tác Du lịch sinh thái: Trung tâm xác định phát triển du lịch là nội dung trọng tâm để phát triển đơn vị, Trung tâm đã ký kết kích cầu du lịch với nhiều công ty du lịch, công ty lữ hành trong và ngoài tỉnh; qua đó, đã trực tiếp quảng bá, giới thiệu điểm đến Khu du lịch sinh thái tiêu biểu không chỉ của tỉnh Tiền Giang mà là của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước với tiêu chí song hành “Only one – number one”.
Hiện nay, Trại rắn Đồng tâm là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Khách về Miền tây là du lịch sông nước, thì Trại rắn là du lịch sinh thái. Đến với Tiền Giang chưa ghé qua Trại rắn coi như chưa đến Tiền Giang. Nơi đây là điểm du lịch độc đáo, đặc thù duy nhất của du lịch Miền tây Nam bộ. Quí khách được tìm hiểu đời sống sinh lý, sinh thái của rắn, được tận mắt ngắm nhìn những chú rắn dài to; với khuôn viên sạch sẽ mát mẽ; nhà bảo tàng rắn duy nhất ở Việt Nam được công nhận vào sách đỏ kỉ lục guiness vào ngày14 tháng 08 năm 2005. Ngoài rắn ra, còn có những loài thú khác như: Hổ, khỉ, vượn, gấu, cá sấu, Chim thiên nga, đà điểu, kỳ đà, nhím…
Hiện nay, 100% lối đi dành cho khách du lịch được mở rộng, lát gạch và có nhà nghỉ chân; nâng cấp các khuôn viên, vườn hoa, cây cảnh tạo không gian thoáng mát. Đồng thời, xây dựng các khu nuôi thú quy mô và đạt chuẩn theo quy định; có khu vui chơi, dã ngoại, nhà mua sắm, nhà vui chơi thiếu nhi liên hoàn; khu nuôi thú sinh sản, nuôi chim bán tự nhiên và nuôi thương phẩm; khu đảo hoa trồng nhiều loài hoa đặc trưng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết hợp với các tiểu cảnh dành cho chụp ảnh lưu niệm thu hút du khách tham quan trải nghiệm…
Đặc biệt, để tăng cường quảng bá sản phẩm, xúc tiến du lịch, Trung tâm đã tham gia trưng bày sản phẩm tại các hội nghị, hội chợ du lịch tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh, thành ĐBSCL; tận dụng các trang thương mại điện tử nâng cao hiệu quả bán hàng trực tiếp và trực tuyến qua kênh trang Web, Zalo, Facebook...
Đến với Trại rắn Đồng Tâm ngoài việc tham quan rắn, xem biểu diễn lấy nọc, nhận dạng các loài rắn độc, không độc và các loại thú quí hiếm mà còn là dịp để du khách tìm hiểu thêm về cây, con thuốc là nguồn dược liệu vô cùng quí giá đang được lưu trữ và nhân giống để phục vụ nghiên cứu khoa học và chữa bệnh cho bộ đội và nhân dân. Với những lợi thế của mình, hàng năm Trung Tâm đã đón nhận hàng ngànngàn lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trong đó có học sinh, sinh viên các trường ở các tỉnh, thành khu vực ĐBSCL và Thành Phố Hồ Chí Minh …, đến tham quan học tập, nghiên cứu khoa học.
Công tác bảo vệ cảnh quan môi trường luôn được chú trọng, từ năm 2010 đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải với công suất 110m3/ngày đến nay vẫn đang hoạt động tốt, do đó luôn đảm bảo môi trường xanh sạch không gây ô nhiễm cho các đơn vị bạn và dân cư trên địa bàn đóng quân. Hiện nay, Trại rắn Đồng Tâm là thành viên Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, Hiệp hội Du lịch Tiền Giang và là thành viên Hiệp Hội vườn thú Việt Nam.
Trung tâm đã được đăng bài và hình ảnh trên Ấn Phẩm du lịch Việt Nam của Tổng Cục du lịch/Bộ VHTT&DL, được phát trên sóng trên các đài truyền hình cả nước như: Đài truyền hình VTV, đài các tỉnh thành trên cả nước đưa tin về công tác điều trị rắn cắn, hoạt động bảo tồn các loại rắn, thú và hoạt động du lịch.
Từ những thành công trên mặt trận lao động nghiên cứu khoa học, phát triển thuốc y học cổ truyền và chữa trị rắn cắn, Trung tâm được tặng nhiều danh hiệu, phần thưởng cao quý. Đặc biệt, ngày 20/12/1989, Trung tâm được tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới về những thành tích xuất sắc trong xây dựng nền Y học cổ truyền của dân tộc.
Khoảng cách: 1,10 km
Khoảng cách: 1,64 km
Khoảng cách: 2,93 km
Khoảng cách: 3 km
Khoảng cách: 3,21 km
Khoảng cách: 3,65 km
Khoảng cách: 3,67 km
Khoảng cách: 4,23 km
Khoảng cách: 4,35 km
Khoảng cách: 4,93 km
Khoảng cách: 4,94 km
Khoảng cách: 5,05 km
Khoảng cách: 5,05 km
Khoảng cách: 5,10 km
Khoảng cách: 5,26 km
Khoảng cách: 5,27 km
Khoảng cách: 5,30 km
Khoảng cách: 5,70 km
Khoảng cách: 4,16 km
Khoảng cách: 5,44 km
Khoảng cách: 6,11 km
Khoảng cách: 6,27 km
Khoảng cách: 6,52 km
Khoảng cách: 6,60 km
Khoảng cách: 6,67 km
Khoảng cách: 6,85 km
Khoảng cách: 6,89 km
Khoảng cách: 6,89 km
Khoảng cách: 7,03 km
Khoảng cách: 7,22 km
Khoảng cách: 7,38 km
Khoảng cách: 7,56 km
Khoảng cách: 7,58 km
Khoảng cách: 7,59 km
Khoảng cách: 7,73 km
Khoảng cách: 7,74 km
Khoảng cách: 2,66 km
Khoảng cách: 3 km
Khoảng cách: 3,44 km
Khoảng cách: 4,04 km
Khoảng cách: 4,24 km
Khoảng cách: 5,01 km
Khoảng cách: 5,01 km
Khoảng cách: 6,05 km
Khoảng cách: 6,11 km
Khoảng cách: 6,53 km
Khoảng cách: 6,67 km
Khoảng cách: 6,74 km
Khoảng cách: 6,79 km
Khoảng cách: 6,79 km
Khoảng cách: 6,82 km
Khoảng cách: 7,03 km
Khoảng cách: 7,03 km
Khoảng cách: 7,75 km
Khoảng cách: 8,55 km
Khoảng cách: 8,64 km