Open Time: 08:00 - Close Time: 22:00
Ấp Ông Non Xã Tân Trung, Thị xã Gò Công, Tien Giang Province
Thừa hưởng tinh hoa từ làng nghề mắm Gò Công, sản phẩm mắm Bà Hai Diễm đã không ngừng đổi mới mẫu mã, chất lượng để trở thành sản phẩm OCOP có tiếng khắp cả nước. Mạng lưới sông ngòi chằng chịt, tiếp giáp các vùng gần biển, mảnh đất Gò Công – Tiền Giang nổi tiếng “lắm tôm nhiều cá”, trong đó có tôm
đất. Với số lượng thủy sản dồi dào, đa dạng chủng loại, người dân tận dụng chế biến nên nhiều loại mắm thơm ngon. Cũng từ đây, nghề làm mắm được hình thành, dần phát triển và và mắm Gò Công cũng trở nên nổi tiếng khắp cả nước hơn 200 năm nay. Đặc biệt, món mắm tôm chà Gò Công theo chân Thái hậu Từ
Dụ (vợ vua Thiệu Trị) vào cung đình Huế và vinh hạnh trở thành thứ “nước chấm Hoàng Gia” dùng để đãi khách trong những buổi yến tiệc của triều đình nhà Nguyễn. Tại thị xã Gò Công có đông đảo gia đình theo nghề làm mắm. Mỗi hộ đều có những công thức làm mắm riêng được lưu truyền từ đời này sang đời
khác, giúp nuôi sống nhiều thế hệ. Nhưng nổi tiếng nhất phải kể đến mắm Bà Hai với 3 đời làm mắm cùng hơn 80 năm kinh nghiệm. Bằng sự khéo léo và sáng tạo, Bà Hai đã nghiên cứu thành công một công thức đặc biệt, sử dụng nguyên liệu tươi sạch cho ra đời các sản phẩm mắm thơm ngon, hương vị độc đáo ch
ỉ có riêng ở cơ sở. Ban đầu mắm làm ra chỉ để dùng trong bữa ăn của gia đình, sau đó “tiếng lành đồn xa”, nhiều người ưa chuộng tìm đến mua sản phẩm. Cũng từ đó, thương hiệu mắm Bà Hai lan truyền khắp mảnh đất làm mắm Gò Công. Theo thời gian cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và hội nhập
quốc tế, mắm Bà Hai vẫn chưa có điều kiện mở rộng thị trường, tiếp cận đa dạng người tiêu dùng. Nhận thấy cần phải thay đổi, năm 2018 chị Huỳnh Thị Diễm – cháu ngoại bà Hai (ấp Ông Non, xã Tân Trung, thị xã Gò Công, Tiền Giang) quyết định thành lập cơ sở sản xuất mắm Bà Hai Diễm nhằm tìm hướng đi m
ới, đưa sản phẩm mở rộng nhiều thị trường tiêu thụ khác. Được biết, cơ sở mắm Bà Hai Diễm vẫn giữ nguyên công thức gia truyền nghề làm mắm Gò Công nhưng có ứng dụng thêm thiết bị kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Các công đoạn như: rửa nguyên liệu, phơi con mắm, chà tôm nguyên liệu,… đều dùng máy
móc thay thế, giúp giảm sức người lao động, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu trước đây, sản phẩm làm thủ công, độ đạm của mắm không đảm bảo do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố (nguyên liệu, thời tiết,…). Với sự đổi mới, con mắm được phơi và ủ trong phòng kín, mắm thành phẩm sẽ đáp ứng đủ độ đạm ch
uẩn cần có, hương vị thơm ngon. Bên cạnh đó, việc tận dụng tốt giá trị nguồn nguyên liệu (dùng máy chà tôm lấy được 99,9% thịt tôm) góp phần làm giảm giá thành sản phẩm so với thị trường, giúp sản phẩm dễ dàng quảng bá và tiếp cận khách hàng. Sau khi áp dụng thành công quy trình sản xuất hiện đại,
sản phẩm của cơ sở ngày càng bảo đảm chất lượng, hình ảnh bao bì sản phẩm cũng bắt mắt hơn. Song thời điểm bấy giờ, sản phẩm mắm Bà Hai Diễm chỉ nổi tiếng ở khu vực Gò Công còn những nơi khác vẫn chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy, chị Diễm bắt tay vào công cuộc quảng bá sản phẩm nhằm mở rộng th
ị trường tiêu thụ. Theo đó, sản phẩm mắm Bà Hai Diễm tham gia các triển lãm trưng bày, có mặt ở hầu hết những phiên hội chợ của từ Bắc vào Nam. Điều này trở thành động lực để chị tiếp tục phát triển, giới thiệu món mắm đặc sản Gò Công đến mọi người. Thông qua việc đầu tư, chăm chút từng lọ mắm ma
ng thương hiệu mắm gia truyền, 4 sản phẩm gồm: mắm ruốc, mắm tôm chà, mắm tôm chua và mắm cá cơm cơ sở sản xuất mắm Bà Hai Diễm vinh dự trở thành sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Tiền Giang năm 2019 - 2020. Sản phẩm mắm Bà Hai Diễm dần xuất hiện trên các trang thương mại điện tử, thị trường tiêu thụ trong n
ước bắt đầu quan tâm đến sản phẩm, lượng khách hàng tìm đến mua cũng nhiều hơn. Tiếp nối thành công, cơ sở ký hợp đồng cung ứng mắm cho chuỗi hệ thống siêu thị Big C và Mega, góp phần khẳng định, đưa thương hiệu mắm Bà Hai Diễm tiến xa hơn thị trường trong nước và quốc tế. Tháng 03/2021, chị Diễm
thành lập Hợp tác xã mắm Gò Công nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng địa phương, tạo điều kiện phát triển bền vững kinh tế tỉnh Tiền Giang. Theo đó, cơ sở ưu tiên thu mua nguyên liệu cá tôm tươi ngon từ người dân địa phương, giúp ngư dân trong vùng tăng thêm thu nhập, bám trụ nghề biển. Ngoài ra, c
ác công nhân làm việc tại cơ sở đa phần đều là phụ nữ trong vùng. Chị Diễm chia sẻ, bản thân luôn chú trọng, hỗ trợ phụ nữ nông thôn có thêm nguồn thu lúc nông nhàn, nâng cao thu nhập, tự chủ được tài chính gia đình. Nói về dự định tương lai, chị Diễm cho biết sẽ tiếp tục phát triển HTX Mắm Gò Công
, đồng thời nộp hồ sơ nâng hạng sao các sản phẩm của cơ sở thành OCOP 4 sao. Đặc biệt, chị vẫn ấp ủ thực hiện một “mô hình” sản xuất kết hợp với du lịch cộng đồng tham quan Gò Công. Khi du khách đến thăm di tích Lăng Hoàng Gia tại ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng (nơi ngày xưa thái hậu Từ Dụ ở khi ch
ưa vào cung) sẽ được trải nghiệm dây chuyền sản xuất mắm tôm chà – loại mắm tiến vua hảo hạn. Xứng đáng với những công sức đầu tư vào sản phẩm, mắm Gò Công thương hiệu Bà Hai Diễm đã có mặt ở nhiều thị trường trong nước (hệ thống siêu thị, trang thương mại điện tử,…) và được người tiêu dùng ưa chu
ộng. Việc cơ sở mắm Bà Hai Diễm thành công xây dựng thương hiệu không chỉ giữ gìn nét đặc trưng làng nghề nổi tiếng xứ Gò Công mà còn tạo động lực cho người dân tiếp tục phát triển nghề mắm truyền thống. Đồng thời, khai thác hiệu quả thế mạnh địa phương, sản phẩm đặc trưng vùng miền và phát triển bề
n vững kinh tế tỉnh Tiền Giang.